Trong lập trình, biến (variable) là tên của một vùng trong bộ nhớ RAM, được sử dụng để lưu trữ thông tin. Bạn có thể gán thông tin cho một biến, và có thể lấy thông tin đó ra để sử dụng. Khi một biến được khai báo, một vùng trong bộ nhớ sẽ dành cho các biến.
Biến là một thứ cực kì quan trọng trong lập trình mà không thể thiếu trong bất cứ chương trình lớn, nhỏ nào.
Tên biến
Tên của biến có thể là một chữ cái ngắn gọn nào đó hoặc cũng có thể là từ mô tả thuộc tính của biến.
Và có một vài lưu ý khi đặt tên biến:
- Tên biến phải bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.
- Tên biến không được bắt đầu bằng chữ số.
- Tên biến chỉ có thể chứ chữ số, chữ cái và dấu gạch dưới (A-z, 0-9, _).
- Tên biến có phân biệt chữ hoa và chữ thường ( a và A là 2 biến khác nhau).
- Một tên biến không được trùng với các từ khoá trong Python.
Ngoài ra, khi đặt tên biến với nhiều từ ghép vào nhau sẽ khá khó đọc nếu không có một vài qui tắc đặt tên. Sau đây là vài qui tắc đặt tên bạn có thể tham khảo:
- Camel Case: viết hoa các chữ cái bắt đầu của mỗi từ, trừ chữ cái đầu tiên của biến (VD: biencuatoi).
- Pascal Case: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong tên biến (VD: biencuatoi).
- Snake Case: mỗi từ được ngăn cách bởi một dấu gạch dưới (VD: bien_cua_toi).
Cách khai báo biến
Khác với các ngôn ngữ lập trình khác, Python không cần sử dụng các dòng lệnh để khai báo biến. Một biến được khai báo ngay từ lúc bạn gán giá trị cho biến đó.
x = 3
y = 'hello, bien nhu nay ne!'
print(x)
print('/n',y)
Khi khởi tạo biến, không nhất thiết phải khai báo kiểu dữ liệu cho biến đó và bạn có thể đổi kiểu dữ liệu bất kì cho biến đó về sau. Điều này là khác biệt hoàn toàn với các ngôn ngữ lập trình khác, bởi vì với các ngôn ngữ khác một biến chỉ có nhận một kiểu dữ liệu và không thể thay đổi về sau.
x = 4
print(x)
x= 3.14159265
print(x)
Nếu bạn muốn xác định rõ kiểu dữ liệu trước khi gán giá trị vào biến thì bạn có thể sử dụng “ép kiểu”.
x = int(3)
y = float(4.5)
Ngoài ra, bạn có thể biết được kiểu dữ liệu của một biến cụ thể thông qua hàm “type()”.
x = 4
print(type(x))
x= 3.14159265
print(type(x))
Nếu bạn có nhiều dữ liệu có sẵn và muốn nhập vào nhiều biến khác nhau thì bạn không cần lo lắng phải viết từng biến rồi gán giá trị trên từng dòng. Vì Python hỗ trợ cho bạn khả năng nhập dữ liệu cho nhiều biến cùng một lúc.
x, y, z = 3, 3.45, 'string ne'
print(x)
print(y)
print(z)
Xuất dữ liệu có trong biến ra màn hình
Trong Python, hàm “print()” có chức năng xuất dữ liệu ra màn hình, bao gồm cả dữ liệu được lưu trữ trong biến.
x = int(3)
y = float(4.5)
print(x)
print(y)
Bạn hoàn toàn có thể xuất nhiều biến cùng một lúc bằng hàm “print()”. Mỗi biến được ngăn cách bởi dấu “,”.
x = int(3)
y = float(4.5)
print(x,y)
Hoặc cũng có thể dùng toán tử “+” để xuất nhiều biến cùng một lúc.
x = 789
y = 'hello nha'
print(x + y)
Lưu ý: khi bạn dùng toán tử “+” để xuất nhiều biến thì bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nếu các biến được đưa vào giữa các toán tử “+” là các số thực hoặc số nguyên thì kết quả cho ra sẽ là tổng số học của chúng;
x = 3
y= 7.8
print(x + y)
- Nếu các biến được đưa vào giữa toán tử “+” có kiểu dữ liệu khác kiểu số thì Python sẽ ngay lập tức báo lỗi.
x= 4
y = 'laptrinh.me'
print(x+y)
- Tốt nhất bạn nên ngăn cách các biến bằng dấu “,” nếu muốn đưa ra màn hình giá trị của nhiều biến.